CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ VŨ ANH VIỆT NAM

IVA VINA CO.,LTD.

Hotline: +84-989-886-889

Sản phẩm

Dịch vụ

PARTNER

Previous slide
Next slide

10 sự kiện thay đổi ngành công nghiệp ôtô thập kỷ qua

10 sự kiện thay đổi ngành công nghiệp ôtô thập kỷ qua

 Facebook  Twitter  Google Bookmarks

Trong số những tác động quan trọng nhất tới ngành công nghiệp ôtô thế giới 10 năm qua, có cả việc hãng Porsche sát nhập với “ông lớn” Volkswagen và Bugatti Veyron trình làng vào năm 2005, theo đánh giá của tờ Mbiz.

1. Tata Motors mua Jaguar và Land Rover

Jaguar và Land Rover về tay Tata Motors.
Jaguar và Land Rover về tay Tata Motors. Ảnh: Automotiveaddicts.

Cuối năm 2007 kéo theo một trong những vụ thâu tóm quan trọng nhất trong vòng một thập kỷ qua. Hãng xe nội địa Ấn Độ thành công khi mua lại hai thương hiệu hạng sang Anh quốc với 2,3 tỷ USD. Năm 1989, số tiền mà Ford bỏ ra để biến Jaguar và Land Rover thành đồ nhà là 6,3 tỷ USD.

2. Volkswagen và Porsche sáp nhập (2009)

Volkswagen và Porsche sát nhập.
Volkswagen và Porsche sát nhập. Ảnh: Jalopnik.

Hãng xe thể thao hạng sang Porsche và gã khổng lồ châu Âu Volkswagen đạt được thỏa thuận sáp nhập để tạo thành thế lực mới trong ngành công nghiệp ôtô thế giới. 10 nhãn hiệu nổi tiếng sẽ nằm dưới tay ông lớn này.

3. DaimlerChrysler phân rã (2007)

DaimlerChrysler chia cắt.
DaimlerChrysler chia cắt. Ảnh: Drive.

Mối lương duyên từ năm 1998 đã bị chia cắt, sau khi ban giám đốc của Daimler quyết định từ bỏ Chrysler. Có thông tin cho rằng sự khác biệt lớn giữa hai nền văn hóa đã chia cắt đội ngũ lãnh đạo. Dù chuyện đó có thật hay không thì Chrysler cũng đã được bán cho hãng đầu tư tư nhân Cerberus với giá 7,4 tỷ USD. Năm 1998, Daimler-Benz bỏ ra tới 36 tỷ USD để sở hữu Chrysler.

4. Công lao to lớn của Sergio Marchionne với Fiat

Sergio Marchionne (bên phải) và Fiat 500.
Sergio Marchionne (bên phải) và Fiat 500. Ảnh: Italiancar.

Trước khi Sergio Marchionne nắm quyền điều hành Fiat, nhãn hiệu xe hơi Italy đang tụt dốc và có nguy cơ phá sản. Sát cánh cùng vị Chủ tịch Luca di Montezemolo, Marchionne giúp hãng này lại kiếm được lợi nhuận vào năm 2006.

Trong số những sản phẩm thành công dưới tài lãnh đạo của Marchionne, có thể kể tới Fiat Panda và Fiat 500, đều từng giành giải Xe của năm tại châu Âu, bên cạnh sự tái xuất của Alfa Romeo. Đồng thời, Sergio Marchionne trở thành người đứng đầu của liên doanh Fiat-Chrysler.

5. Daewoo Motors thuộc về GM

Daewoo Winstorm khi bán ở các thị trường ngoài Hàn Quốc biến thành Chevrolet Captiva. Ảnh: Paultan.
Daewoo Winstorm khi bán ở các thị trường ngoài Hàn Quốc biến thành Chevrolet Captiva. Ảnh: Paultan.

Ngay sau khi Daewoo Motors phá sản, GM là một trong số ít ứng viên thu hồi lại hãng xe Hàn Quốc này. Nhưng ngay sau khi tiếp quản, GM quyết định chỉnh sửa logo và thay đổi toàn bộ thiết kế của Daewoo Motors. Chỉ trong 3 năm, hãng xe lớn nhất thế giới đã “nuốt gọn” và làm biến mất gần như tất cả những đặc trưng của một mác xe.

6. Mini tái xuất (2000)

Mini Cooper yêu kiều và người mẫu xinh đẹp. Ảnh: Autohome.
Mini Cooper yêu kiều và người mẫu xinh đẹp. Ảnh: Autohome.

Năm 2000, BMW tái xuất xưởng Mini, mẫu xe lần đầu xuất hiện từ 40 năm trước nhờ Alexander Issigonis. Lúc đó, quyết định của BMW giống như sự quẫn trí nhất thời. Nhưng người Đức đã đáp lại sự thách thức tưởng chừng khó vượt qua và xây dựng một mẫu xe gợi nhớ tới phiên bản gốc nhưng vẫn mang cá tính riêng.

7. Làn sóng xe hybrid (2000-2009)

Frazer-Nash Namir, siêu xe hybrid concept của Italy.
Frazer-Nash Namir, siêu xe hybrid concept của Italy. Ảnh: NYTimes.

Giờ đây, lượng khí thải của một chiếc xe đã trở nên quan trọng hơn đối với các khách hàng, so với năm 2000. Từ những chiếc xe trang bị động cơ diesel hiệu năng đặc biệt, cho tới xe hybrid hay xe điện, nếu mức khí thải thấp hơn mức trung bình thì đều trở thành mục tiêu của khách hàng. Tại những triển lãm quốc tế gần đây, xe “xanh” đã trở thành chủ đề nóng bỏng và thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm và đầu tư.

8. Thị trường ôtô Trung Quốc phát triển tăng vọt (2000-2009)

Xe hơi Trung Quốc tại triển lãm Thượng Hải 2009.
Xe hơi Trung Quốc tại triển lãm Thượng Hải 2009. Ảnh: AP.

Kinh tế Trung Quốc lớn mạnh với nhịp độ ấn tượng trong những năm qua. Doanh số xe bán ra cũng theo đà tăng trưởng này. Trong vòng 5 năm gần đây, sức mua của tầng lớp trung lưu ở quốc gia đông dân nhất thế giới tăng vọt, và những hãng lớn đều hướng mục tiêu tới khách hàng nội địa. Nếu năm 2000, các hãng ôtô Trung Quốc chỉ sản xuất gần 2 triệu chiếc thì 9 năm sau, họ cho ra lò khoảng 12 triệu chiếc.

9. Dacia Logan ra mắt (2004)

Dacia Logan trình làng năm 2004
Logan trình làng năm 2004 giúp Dacia thành công ngay trong khủng hoảng. Ảnh: Dacia.

Sau khi chiếc sedan Dacia cuối cùng đã rời xưởng, chấm dứt 35 năm tồn tại của kiểu ôtô được coi là xe của người Romania, Logan xuất hiện và được coi là biểu tượng mới. Một trong số những giá trị nổi bật của Logan là mẫu xe này biểu hiện cho một loại vũ khí thực sự chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhờ thế, Dacia trở thành hãng xe tăng trưởng cao nhất châu Âu vào năm 2009.

10. Bugatti Veyron trình làng (2005)

Siêu xe Bugatti Veyron xuất hiện vào năm 2005.
Siêu xe Bugatti Veyron xuất hiện vào năm 2005. Ảnh: Eliteimports.

Sự ra mắt của mẫu xe mạnh nhất thế giới là yếu tố thay đổi thế giới ôtô trong những năm gần đây, đồng thời là dấu mốc quan trọng cho tất cả các hãng xe trước thập kỷ mới. Serie đầu tiên trang bị động cơ W16 công suất 1.001 mã lực có thể đạt vận tốc tối đa 407 km/h. Siêu xe này được sản xuất trong thua lỗ, bởi chi phí sản xuất còn đắt hơn cả giá bán ra.

Mỹ Anh (vnexpress.net)